Chỉ cần thay đổi một
số thói quen trong sinh hoạt khi đang mang thai, chị em phụ nữ sẽ có những giấc
ngủ ngon và đảm bảo sức khỏe
Chứng mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ là một trong
những thay đổi tiêu cực phổ biến nhất mà việc mang thai gây ra. Ở mỗi giai đoạn
thai kỳ, tình trạng này lại có đặc thù khác nhau do các yếu tố về thể chất, tâm
lý, cảm xúc. Nếu đang phải trai qua quãng thời gian mất ngủ kéo dài, bạn không
nên quá lo lắng. Dù sao, vấn đề này cũng không gây quá nhiều ảnh hưởng cho bạn
và cả thai nhi.
Tốt nhất các chị em
hãy để mọi chuyện muộn phiền, suy nghĩ sang một bên khi đến giờ nghỉ, thì chị em
mới có được giấc ngủ ngon giấc.
Nguyên nhân gây mất ngủ?
Quá trình mang thai
sẽ dẫn tới nhiều thay đổi cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
- Lo âu và căng thẳng:
Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, về tình hình tài chính gia
đình, các khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng
không như bình thường... Những vấn đề này kết hợp với việc thay đổi lượng
hormone, sinh lý dẫn tới tình trạng mất ngủ.
- Tiêu hóa: Cùng với
thời gian, thai nhi ngày càng lớn hơn ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày trào
ngược thực quản. Đồng thời, hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai cũng hoạt động
kém và yếu đi, dẫn đến thức ăn lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây chứng
khó tiêu, ợ nóng và táo bón.
- Nhịp tim tăng: Nhịp
tim của bạn sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim bạn phải làm việc mệt
nhọc hơn bình thường rất nhiều.
- Hô hấp: Giai đoạn
đầu thai kỳ do tác động của hormon khi mang thai làm hơi thở bạn chậm và sâu,
cảm giác hít thở khó khăn.
- Tiểu đêm: Thận của
bạn phải làm việc thêm 30-50% để lọc thêm khối lượng máu trong suốt quá trình
mang bầu, kết quả là bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn.
- Đau lưng và chuột
rút: Cơn chuột rút thường diễn ra đột ngột ở đùi, bắp chân, sau đó là cơn đau
tại chỗ chuột rút làm bà bầu phải thức giấc vì đau.
5 giải pháp giúp thai phụ đảm bảo giấc ngủ ngon
1. Tư thế khi nằm ngủ
Người phụ nữ khi
mang thai thường không có giấc ngủ ngon vì vòng bụng tăng quá khổ, đồng thời hay
bị đau lưng. Do đó, tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, giúp xoa dịu
tình trạng đau lưng. Chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái bởi lẽ tư
thế này tốt cho việc vận chuyển máu và dinh dưỡng cho thai
nhi.
Nên kê cao (như để
chăn) ở phía dưới chân nhằm giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giúp tránh hiện
tượng tê chân và chuột rút.
2. Chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng
hợp lý không chỉ tốt cho bạn, thai nhi, mà còn hiệu quả trong việc xóa bỏ chứng
mất ngủ. Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, cồn, món cay, chiên hay hoa quả lên men
và cà chua. Ngoài ra, những loại thực phẩm chứa caffein sau phải kiêng tuyệt
đối, đặc biệt vào buổi tối. Thay vì ăn vài bữa lớn, hãy chia thành nhiều bữa
nhỏ, uống đủ nước vào buổi sáng, hạn chế vào buổi tối để tránh phải đi tiểu
đêm.
3. Chế độ dinh dưỡng
Những loại thực phẩm
giàu carb như bánh mỳ hay một cốc sữa nóng sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn các món ăn vặt giàu protein để ngăn ngừa chứng mất
ngủ, đau đầu. Hơn nữa, việc tiêu thụ đủ dinh dưỡng còn giúp bạn tránh nhiều rắc
rối khác trong suốt quá trình mang thai.
- Những thực phẩm phụ nữ mang thai nên ăn
4. Nhiệt độ trong phòng
Hãy kiểm tra nhiệt
độ trong phòng ngủ nhà bạn trước khi lên giường. Hãy đảm bảo không quá nóng hay
quá lạnh. Nếu không thấy thoải mái hay thích nghi được điều kiện nhiệt độ đó,
chắc chắn bạn sẽ khó ngủ ngon. Ngoài ra, mẹ bầu cần chọn loại đệm, chiếu phù
hợp.
5. Ổn định tâm lý
Nếu đang lo lắng quá
nhiều về vấn đề nào đó, tốt hơn hết mà bạn suy nghĩ thấu đáo sự việc, không nên
để nó ám ảnh cả trong giấc ngủ. Nói chuyện với chồng về nỗi lo, sắp xếp lại công
việc, bạn sẽ thấy thư thái hơn khi đi vào giấc ngủ.
Trên đây là những
giải pháp để hạn chế những triệu chứng gây mất ngủ trong thời kỳ mang thai. Nếu
tình trạng diễn ra ở mức độ trầm trọng, chị em phụ nữ nên trao đổi tư vấn từ bác
sĩ, tránh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bản thân và sự phát triển của em
bé.
- Những thay đổi khi mang thai ở phụ nữ
- Vệ sinh vùng kín đúng cách khi mang thai