Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý rất bình thường của chị em phụ nữ khi đến
tuổi dậy thì. Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt chị em có thể phần nào đoán được sức
khỏe phụ khoa cũng như sức khỏe sinh sản của mình. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao
nhiêu ngày là bình thường, sau đây chị em hãy cũng tìm hiểu về vấn đề này qua
bài viết chia sẻ từ các bác sĩ phụ khoa sau đây.
Cách tính ngày rụng trứng
Cách
tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ dựa vào ngày đầu tiên có kinh, ngày cuối cùng có kinh
và ngày rụng trứng. Có thể chia chu kỳ kinh nguyệt ra làm 3 thời điểm: thời điểm
nguy hiểm (dễ mang thai nhất), thời điểm an toàn tương đối và thời điểm an toàn
tuyệt đối. Cụ thể:
Ngày
rụng trứng thường xuất hiện là ngày ở giữa thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt
hàng tháng. Nếu ngày có kinh đầu tiên là ngày mùng 1 và chu kỳ kinh nguyệt hàng
tháng trung bình sẽ kéo dài khoảng 28 ngày thì ngày trứng rụng sẽ là ngày thứ 14
(tính từ ngày có kinh đầu tiên).
Thời gian nguy hiểm (ngày rụng trứng)
Khi
lấy ngày trứng rụng làm cơ sở để phân chia thì cách tính ngày rụng trứng sẽ được
cộng trừ 5 ngày trước và sau ngày trứng rụng.
Vậy
thời điểm nguy hiểm sẽ là thời gian từ ngày thứ 9 tới ngày thứ 19 (14 ± 5) của
chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu
chị em phụ nữ chưa biết cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và quan hệ trong
thời gian này mà không dùng bất cứ hình thức tránh thai nào thì tỷ lệ có thai
lên đến 99%. Ngược lại những cặp vợ chồng mà khả năng thụ tinh kém thì nên quan
hệ trong thời gian này. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai cũng dựa vào
những yếu tố trên và đặc biệt quan hệ khi đã có những dấu hiệu rụng trứng thì
rất dễ sinh con trai.
Thời gian an toàn tương đối
Thường
được tính từ ngày bạn bắt đầu có kinh tới mốc thời điểm nguy hiểm.
Với
ví dụ như ở trên thì thời điểm an toàn tương đối chính là từ ngày thứ nhất của
kỳ kinh kéo dài tới ngày thứ 9.
Đây
là thời điểm tránh thai chỉ mang tính chất tương đối. Vì đây là thời điểm trứng
sắp rụng, mà tinh trùng của nam giới thì có thể sống trong bộ phận sinh dục nữ
trung bình là khoảng 2 ngày và có ít trường hợp có thể kéo dài tới 5 – 7 ngày.
Vì vậy mà nếu muốn tránh thai thì khi quan hệ bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp
tránh thai an toàn như bao cao su.
Thời gian an toàn tuyệt đối
Là
thời gian còn lại khi đã trừ đi thời gian nguy hiểm và thời gian an toàn tương
đối. Hay chính là thời gian được tính từ ngày rụng trứng tới ngày chuẩn bị có kỳ
kinh tới.
Thời
gian an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào từ ngày thứ 19 đến ngày thứ 28 của chu kì kinh
nguyệt.
Vào
thời điểm này, trứng đã rụng và nằm ở niêm mạc tử cung, thời gian sống của trứng
chỉ trong vòng 24h tính từ thời điểm trứng đáp xuống tử cung vì thế vào thời
điểm này trứng không thể kết hợp với tinh trùng để thụ thai được. Với cách tính
ngày rụng trứng để tránh thai thì khi quan hệ vào thời điểm này chị em phụ nữ sẽ
tránh thai hiệu quả và an toàn nhất dù không dùng bất cứ biện pháp tránh thai
nào.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày là bình thường
Chu
kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ thường bắt đầu xuất hiện khi chị em bước vào độ tuổi 13
– 16. Kinh nguyệt xuất hiện có nghĩa là chị em bắt đầu bước vào độ tuổi sinh
sản. Do đó dựa vào chu kỳ kinh nguyệt chị em có thể phần nào dự đoán được tình
trạng sức khỏe sinh sản của mình. Vậy bình thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao
nhiêu ngày?
Vòng
chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em khác nhau. Tuy nhiên một chu kỳ kinh nguyệt
bình thường sẽ luôn vào khoảng 28 ngày. Vòng chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ
ngày bắt đầu có kinh của chu kỳ kinh nguyệt này đến ngày đầu có kinh của chu kỳ
kinh tiếp theo. Số ngày ra máu kinh thường là trong khoảng 3 – 5 ngày, có trường
hợp thì dài hơn. Lượng máu kinh ra trong mỗi chu kỳ khoảng 80ml.
Nếu
chu kỳ kinh nguyệt của chị em ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, số ngày ra
máu kih trên 7 ngày, máu kinh bị vón cục, máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, đau
bụng dữ dội… thì chị em cần hết sức lưu ý vì rất có thể đây là dấu hiệu của 1 số
bệnh phụ khoa nguy hiểm. Các bệnh lý phụ khoa có thể gây ra hiện tượng bất
thường trong chu kỳ kinh nguyệt như viêm nhiễm phụ khoa, dính buồng tử cung, u
xơ tử cung… Các bệnh lý này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản
của chị em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó nếu thấy chu kỳ
kinh nguyệt thay đổi bất thường thì chị em cần hết sức lưu ý.
Cần ăn gì trong chu kỳ kinh nguyệt để không bị rối loạn kinh nguyệt
Để
có 1 chu kỳ kinh nguyệt ổn định, ít đau thì chị em nên ăn nhiều loại rau xanh,
ngũ cốc và trái cây như bông cải xanh, ngải cứu, đậu xanh, đậu đỏ, dứa… Bên cạnh
đó trong kỳ kinh nguyệt chị em nên ăn nhiều thịt gà, thịt bò, trứng gà… và nên
uống bổ sung sữa tươi và cung cấp nhiều nước hơn cho cơ thể.
Ngoài
những thực phẩm nên ăn thì chị em cũng cần tránh những thực phẩm có tính hàn, đồ
ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Trong thời gian này vùng kín cũng rất dễ bị các
vi khuẩn có hại xâm nhập nên chị em cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
và thay băng vệ sinh thường xuyên (nên thay băng vệ sinh trong vòng 4h), không
quan hệ trong những ngày có kinh nguyệt, không làm việc nặng…
Hi
vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn chu kỳ kinh nguyệt bao
nhiêu ngày là bình thường. Mọi vấn đề thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt, chị em có
thể gửi câu hỏi của mình vào chuyên mục "Bác sĩ chuyên khoa tư vấn" trên website
cachphathai.com để được các chuyên gia phụ khoa tại phòng khám hỗ trợ trực
tiếp.
- Những dấu hiệu sắp có kinh thường gặp nhất ở chị em
- Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ