News
Loading...

Rối Loạn Kinh Nguyệt Ở Tuổi Dậy Thì

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì nguyên nhân chủ yếu là do vòng kinh không có trứng rụng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này.
Bình thường kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe của chị em một cách rõ ràng nhất. Khi rối loạn kinh nguyệt thì cũng đồng nghĩa với lời cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề. Còn riêng với rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì lại có thể thêm một vài nguyên nhân khác.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì: nguyên nhân và biểu hiện
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn hơn nhiều so với 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường (chu kỳ kinhh nguyệt bình thường từ 28 – 30 ngày).
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở đây sẽ bao gồm: dài chu kỳ, ngắn chu kỳ, vô kinh (nhiều tháng liên tiếp không có kinh nguyệt) hoặc rong kinh (kinh nguyệt kéo dài > 10 ngày/ chu kỳ).
Trong đó thì rong kinh và vô kinh diễn ra phổ biến hơn cả.
Nguyên nhân chủ yếu là do vòng kinh không có trứng rụng (do lúc này hệ thống các bộ phận sinh dục của nữ giới mà có ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định). Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khác như căng thẳng, stress, sụt cân, ăn uống kém, thiếu chất đạm và thiếu 1 số loại vitamin như E, C và A có trong các mầm hạt, rau tươi, quả tươi; ngoài ra còn một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem xét như bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu...
Nhưng hầu hết những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này. Và đợi đến khi các bạn đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện hoặc chấm dứt hoàn toàn vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng lúc này đã hoàn chỉnh. Triệu chứng này tương tự như phụ nữ ở lứa tuổi tiền mãn kinh.
Khám rối loạn kinh nguyệt ở đâu?
Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu của chứng rối loạn kinh nguyệt thì điều cần làm trước hết là thay đổi thói quen sinh hoạt, tạo cho mình một nếp sống lành mạnh và khoa học (không sử dụng các chất kích thích, không uống nhiều nước có ga, thức uống có cafein, thức uống có cồn, ăn nhiều rau xanh và quả tươi), ăn ngủ đủ giấc, tránh thức khuya (quá 11h đêm), sử dụng thêm một số loại thuốc điều kinh có nguồn gốc thảo dược. Theo dõi trong một thời gian, nếu kinh nguyệt vẫn không có biến chuyển thì nên đến gặp các bác sĩ sản khoa để được tư vấn.
Vấn đề quan trọng là nên khám rối loạn kinh nguyệt ở đâu? Trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung hiện nay có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh phụ khoa uy tín, trong đó phải kể đến phòng khám đa khoa tại địa chỉ số 11, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Phòng khám có đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh đó còn có đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh phụ khoa sẽ giúp chị em đẩy lùi được chứng rối loạn kinh nguyệt một cách đơn giản và nhanh gọn.
Hy vọng với những thông tin mà các chuyên gia sản khoa chia sẻ trên đây về chứng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức cần thiết để giảm thiểu tâm trạng hoang mang. Nhờ đó mà kinh nguyệt và sức khỏe cũng được ổn định hơn.
Share on Google Plus

Tin Mới nhất

Những người đã xem trang như bạn