News
Loading...

Triệu chứng bệnh giang mai và biểu hiện

Triệu chứng bệnh giang maibiểu hiện của bệnh giang mai ở từng giai đoạn có sự khác biệt, tăng dần về mức độ và ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh theo 4 giai đoạn phát triển của bệnh, đó là: giai đoạn 1: xuất hiện săng giang mai, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3 (giai đoạn cuối).
Các bác sĩ tại phòng khám nhận thấy rằng tỷ lệ người mắc bệnh giang mai ngày càng gia tăng và phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của bệnh như  vô sinh, đột quỵ, thần kinh, viêm màng não… Đặc biệt do bệnh giang mai có khả năng lây truyền rất nhanh và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của toàn xã hội nên những biểu hiện của bệnh giang mai đầu tiên rất cần được phát hiện để có phương án chữa trị sớm nhất.
Triệu chứng bệnh giang mai và biểu hiện của bệnh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai

Trong tất cả 4 giai đoạn của bệnh giang mai, triệu chứng bệnh giang mai ở cả nam giới và nữ giới có những giai đoạn giống nhau (giai đoạn 2, 3 và giai đoạn tiềm ẩn), nhưng có sự khác nhau ở giai đoạn 1.

Triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn 1

Đặc trưng cho triệu chứng giang mai ở giai đoạn 1 là sự xuất hiện săng giang mai ở bộ phận sinh dục. Săng giang mai là những nốt có màu đỏ hoặc hồng nhạt mọc đối xứng nhau, không có bờ, đáy trơn bóng loáng, cứng, có nhiều hình dáng khác nhau, có thể là hình tròn, hình bầu dục, hình oval, kích thước nằm trong khoảng từ 0,5 cm – 2 cm, không gây ngứa cũng không gây đau.
Triệu chứng giang mai ở giai đoạn 1 có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, đó là: thời gian xuất hiện săng giang mai, vị trí xuất hiện săng giang mai và phạm vi phát triển của săng giang mai. Các bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu dưới đây.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới

Các bạn nam mắc bệnh giang mai có thể nhận biết bệnh ở giai đoạn 1 thông qua dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới như sau: săng giang mai phát tác sớm ở bộ phận sinh dục (sau khoảng thời gian từ 3 – 90 ngày) như bao quy đầu, rãnh quy đầu, quy đầu, thân dương vật… với mật độ thấp và vừa.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới

Còn các bạn nữ cần căn cứ vào dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới như sau để nhận biết bệnh: săng giang mai mọc ở các vị trí môi lớn, môi bé, âm đạo, hậu môn… sau một khoảng thời gian tương đối dài ủ bệnh, dài hơn so với nam giới, với mật độ dày đặc và có thể xuất hiện một vài dấu hiệu giang mai ở giai đoạn 2. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nữ giới có cấu trúc bộ phận sinh dục đặc biệt phức tạp khiến cho thời gian ủ bệnh kéo dài, khi phát bệnh ra bên ngoài thì đã nặng, thông thường sẽ ở cuối giai đoạn 1, đầu giai đoạn 2.

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2

Khi bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn 2 (xuất hiện sau khoảng vài tuần đến vài tháng kể từ khi nhiễm bệnh), người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện sau: xuất hiện hạch bạch huyết sưng, cứng ở 2 bên bẹn, kèm theo triệu chứng sốt, đau họng, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể kèm theo các triệu chứng của viêm gan, thận, khớp, xương, tổn thương thị giác, giác mạc.

Biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn

Khi chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn (khoảng từ vài tháng đến trên 1 năm kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai), các biểu hiện của bệnh giang mai sẽ tự động biến mất bất kể người bệnh có tiến hành điều trị hay không. Khi đó, xoắn khuẩn giang mai gây bệnh sẽ thâm nhập vào máu, xương khớp, các cơ quan nội tạng trong cơ thể gây tổn thương, phá hủy, làm suy giảm chức năng, vô cùng nguy hiểm. Vì thế giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiềm ẩn.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 3 (giai đoạn cuối)

Xuất hiện sau khoảng từ 3 năm – 13 năm kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai, có những trường hợp kéo dài đến vài chục năm thì bệnh mới tiến triển đến giai đoạn cuối. Khi đã tới giai đoạn này có nghĩa là xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào các mô trong cơ thể và có 3 biểu hiện của bệnh giang mai trong giai đoạn cuối này là:
  1. Giang mai thần kinh (6.5%): Chủ yếu là những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não bộ. Người bệnh có chức năng thần kinh suy giảm nghiêm trọng, bị rối loạn, thị giác giảm sút, cảm giác nhầm lẫn khó phân biệt, thậm chí không điều khiển được ý thức. Trường hợp bị giang mai thần kinh có thể xảy ra từ 4 tới 25 năm sau khi nhiễm bệnh.
  2. Giang mai tim mạch (10%): Trường hợp giang mai tim mạch là căn bệnh nguy hiểm nhất (sau từ 10 đến 30 năm), biến chứng thường gặp nhất là gây phình động mạch.
  3. Củ giang mai (15%): Có thể xuất hiện từ 1 tới 40 năm (thường gặp là 15 năm). Là những cục cứng hình cầu, màu đỏ mận, dày đặc, to bằng đầu ngón tay, ảnh hưởng đến da, gan, xương. Các củ giang mai phát triển sẽ gây hoại tử (hoại tử teo, loét, rất chậm lành và ít lây hơn) nếu khỏi thì chắc chắn để lại sẹo. Nếu chèn sang các cơ quan bộ phận quan trọng sẽ đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân mắc giang mai ở giai đoạn này rất dễ bị đột quỵ, liệt người, hoại tử, phình động mạch chủ, điếc, mù lòa, thần kinh… thậm chí là tử vong.

Giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh là tình trạng trẻ mắc bệnh giang mai do bị lây truyền từ mẹ sang con. Thường thì khi sinh ra, 2 phần 3 số trẻ bị giang mai bẩm sinh sẽ không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Những triệu chứng bệnh giang mai thường gặp và phát triển trong vài năm đầu tiên ở trẻ là gan và lá nách to bất thường, bi phát ban, hay sốt, viêm phổi và 1 số biểu hiện gần giống giang mai thần kinh.
Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, giang mai bẩm sinh có thể gây ra tình trạng làm biến dạng các khớp xương, sống mũi ở 40% trẻ bị bệnh.
Share on Google Plus

Tin Mới nhất

Những người đã xem trang như bạn

Tìm tin bạn muốn xem theo ngày